
VIETCAPLINK_BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NGÀY 03.08.2022
I. THÔNG TIN CHUNG
DIỄN BIẾN CHÍNH
-
Kết thúc phiên giao dịch ngày 02/08/2022, chỉ số VNINDEX tăng 0,83% đóng cửa ở mức 1.241,62 điểm với 15/19 ngành cấp 2 tăng điểm, độ rộng thị trường tốt với 315 mã tăng điểm, 150 mã giảm điểm. Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 16.868 tỷ đồng, giá trị giao dịch toàn thị trường tính cả 3 sàn đạt 20.148,1 tỷ đồng, Tăng 7% so với phiên liền trước, tăng 27,8% so với 5 phiên gần nhất và tăng 41,2% so với 20 phiên gần nhất.
-
Xu hướng dòng tiền: Tỉ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào nhóm Bất động sản, Thực phẩm và đồ uống, Dầu khí, giảm ở nhóm Ngân hàng, Chứng khoán, Hóa chất.
-
Nhóm Bất động sản: Bứt phá mạnh
-
Dòng tiền vào nhóm cổ phiếu Bất động sản tăng với giá trị giao dịch tăng 25% so với trung bình 5 phiên trước đó, tỉ trọng giá trị giao dịch của ngành so với toàn thị trường tăng lên 20,8%, cao thứ 2 trong vòng 10 phiên liên tiếp. Chỉ số giá ngành tăng 1,83%, là nhóm tăng thứ 3 toàn thị trường.
-
Đa số cổ phiếu Bất động sản tăng điểm, một loạt cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng trần như BII, SCS, PVL, HAR, DRH, QCG, TDC, AMD, LDG, FLC, ITC. Hiếm khi có phiên cổ phiếu vốn hóa lớn Bất động sản cũng đồng thuận tăng điểm, VHM và VIC bất ngờ tăng mạnh trong phiên, ngoài ra NVL, BCM, PDR cũng tăng điểm.
-
Dòng tiền giao dịch tập trung vào các cổ phiếu KBC, DXG, CEO, DIG, VHM, NVL, ITA, IDC, HDG, LDG có 6/10 cổ phiếu tăng điểm.
-
Chỉ số dòng tiền tích lũy vào nhóm Bất động sản bứt phá khỏi đáy trong vòng 1 năm hỗ trợ chỉ số giá tăng điểm. Tuy nhiên, chỉ số dòng tiền vẫn mang giá trị âm cho thấy lượng tiền mới vào chưa thể bù đắp cho lượng rút ra trước đó.
-
Nhóm cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý: Điện nước xăng dầu khí đốt
-
Nhóm cổ phiếu Điện nước xăng dầu khí đốt tăng 1,04%, với giá trị giao dịch tăng 29% so với trung bình 5 phiên trước, tỉ trọng giá trị giao dịch tăng lên 2,65%.
-
Các cổ phiếu có giá trị giao dịch cao gồm POW, GEG, NT2, GAS, DDG, tất cả đều tăng điểm. Trong nhóm này đáng chú ý có POW với giá trị giao dịch tăng 73% so với phiên ngày hôm trước, giá cổ phiếu tăng 1,85%.
-
Chỉ số dòng tiền tích lũy vào cổ phiếu Điện nước xăng dầu khí đốt mới thoát đáy 1 năm tại ngày 27/2/2022 và bắt đầu tăng lên mạnh, hỗ trợ cho chỉ số giá tăng. Chỉ số giá đã tăng trước dòng tiền trước đó cho thấy động lực tăng giá mạnh.
QUAN ĐIỂM KỸ THUẬT
-
Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của các chỉ số chứng khoán vẫn duy trì Tích cực. Trong khi đó, phiên tăng điểm cũng giúp VN30, VNSmallcap cải thiện tín hiệu trung hạn lên Trung tính, tương đồng với tín hiệu của VN-Index, VNMidcap và HNX-Index.
-
Dự báo trong phiên ngày 03/08/2022, sự cải thiện về tín hiệu kỹ thuật có thể tiếp tục thúc đẩy lực cầu vào thị trường, giúp chỉ số đại diện VN-Index duy trì đà tăng lên kháng cự ngắn hạn tiếp theo quanh vùng 1258 điểm với sự dẫn dắt của nhóm vốn hóa lớn, đại diện bởi VN30 vừa có sự cải thiện tín hiệu kỹ thuật.
-
Tuy nhiên, ngưỡng kháng cự này sau đó có thể sẽ thúc đẩy lực bán chốt lãi từ vùng giá cao, tạo nên sự giằng co với lực cầu. Trong trường hợp KLGD tiếp tục gia tăng lên mức cao mới, giúp VN-Index vượt qua mốc 1258 điểm, chỉ số này có thể sớm tiến lên mục tiêu tại 1290-1300 điểm. Tuy nhiên, nếu lực mua không đủ mạnh để thúc đẩy, VN-Index có thể xuất hiện một số phiên giao dịch mang tính chất củng cố.
Quán Trend thị trường
-
Theo công thức Quán Trend, biến số chiến tranh/ chính trị/ thế giới mới xuất hiện khi mối lo xung đột Trung Quốc - Đài Loan đang có khả năng xảy ra. Mrs Pelosi - chủ tịch Hạ Viện Mỹ, một trong “tứ trụ” đã đáp máy bay xuống Đài Loan - tạo ra áp lực chính trị mạnh mẽ về phản ứng lên Trung Quốc. Tuy nhiên câu chuyện có lẽ đã được “thu xếp” ít nhiều trong cuộc điện đàm vào 28/07 và chuyến công du của Mrs Pelosi có lẽ đã được thông báo. Xét theo biến số này danh mục đầu tư nên đặt mức độ thận trọng cao hơn.
-
DJ đêm qua giảm hơn 400 điểm, TTCK Châu Á thận trọng.
-
VNIndex rung giảm đầu phiên sau đó phân hoá và tăng về cuối phiên với các cổ phiếu lớn tăng như VCB, SAB,… Diễn biến thị trường vẫn đang duy trì trạng thái tích cực từ 27/7 với đặc điểm chung là dòng tiền tăng lên, cổ phiếu xoay dòng đi lên, cổ phiếu tốt và rẻ đều lên. Một số cổ phiếu tăng mạnh như HAG, HAX, VGC... đều thuộc nhóm công bố KQKD sớm và tăng mạnh. Động thái của khối ngoại là duy trì mua ròng +373 tỷ đồng trên HOSE. GT mua ròng chung được hỗ trợ mạnh mẽ bởi GT mua ròng ở SSI +182 tỷ đồng, HPG +104 tỷ đồng, VHM +82 tỷ đồng, STB +77 tỷ đồng, CTG +44 tỷ đồng, VCB +42 tỷ đồng; dòng tiền của khối ngoại đang cho thấy sự ưu ái ở nhóm Tài chính. Chiều bán ròng, GT cao nhất ghi nhật ở FUEVFVND -197 tỷ đồng.
-
Tự doanh cũng có động thái mua ròng gần 300 tỷ.
-
VNIndex nối tiếp diễn biến hiện tại.
Hành động
-
Bám sát vào danh mục đang có
-
Ưu tiên chốt một phần, giữ một phần, theo dõi
II. DOANH NGHIỆP
Ngành Bất động sản
-
NBB: Nửa năm, hoàn tất... 1,9% kế hoạch lợi nhuận.
-
THD: Lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm đạt hơn 350 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 7% so với cùng kỳ 2021. Cam kết nộp gần 80 tỉ đồng trong quý này để được gỡ cưỡng chế hóa đơn.
-
SJS: Đổi chủ vẫn chưa đổi vận, lợi nhuận quý II/2022 giảm 69,2% về 6,18 tỷ đồng.
Ngành Dầu khí
-
PVD: Giải "bài toán" việc làm để gỡ lỗ ròng.
Ngành Dịch vụ tài chính
-
TVC: Quý II/2022 lỗ hơn 288 tỷ đồng do trích lập dự phòng cổ phiếu HPG.
Ngành Điện
-
GEG: KCN Thành Thành Công đăng ký bán 2,3 triệu CP từ ngày 4/8.
Ngành Du lịch
-
VTR: Quý II cải thiện so với cùng kỳ, song vẫn lỗ sau thuế gần 7 tỷ đồng do hãng hàng không Vietravel Airlines.
Ngành Thuốc trừ sâu
-
LTG: Chi phí đồng loạt tăng cao khiến tập đoàn lỗ 46 tỷ đồng quý II, cùng kỳ năm trước lãi 47 tỷ đồng. Chi phí đồng loạt tăng cao khiến tập đoàn lỗ 46 tỷ đồng quý II, cùng kỳ năm trước lãi 47 tỷ đồng.
Ngành Viễn thông
-
VGI: Đạt mức LNTT gần 3.200 tỷ đồng trong nửa đầu năm, gấp 3,5 lần cùng kỳ.
Ngành Xây dựng
-
C4G: Quý II ghi nhận doanh thu đạt 951,72 tỷ đồng, tăng 42,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 52,06 tỷ đồng, tăng 126,1% so với cùng kỳ năm trước.
-
G36: 6 tháng đầu năm dòng tiền kinh doanh âm 513,1 tỷ đồng, kỷ lục từ khi niêm yết tới nay.
III. BẢN TIN DOANH NGHIỆP
SZC sẽ chia cổ tức tiền mặt cho năm tài chính
-
CTCP Sonadezi Châu Đức (SZC) công bố sẽ chia cổ tức tiền mặt cho năm tài chính 2021 ở mức 1.000 đồng/CP – tương ứng lợi suất cổ tức là 1,9%. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 31/08 và ngày thanh toán là ngày 28/09.
PVT: báo lãi ròng quý II giảm 23%
-
Tổng công ty Vận tải Dầu khí Việt Nam (PV Trans, HoSE: PVT) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II với doanh thu thuần 2.265 tỷ đồng, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Doanh thu của đơn vị tăng chủ yếu nhờ giá cước vận tải tăng theo giá nguyên liệu, các tàu khai thác đủ chuyến và số lượng tàu đầu tư mới tăng lên. Giá vốn hàng bán tăng 20,6% lên 1.824 tỷ đồng khiến biên lãi gộp giảm từ 10,1% còn 19,5%. Doanh thu tài chính của PV Trans đạt 41,4 tỷ đồng, giảm 49,3% so với cùng kỳ năm trước do lãi tiền gửi giảm và thu nhập khác do không thanh lý tàu. Các chi phí đều tăng, đặc biệt chi phí chính là 73 tỷ đồng, gấp 3,8 lần cùng kỳ. Trong đó, chi phí lãi vay gấp 2,6 lần lên 54,7 tỷ đồng.
-
Kết quả, công ty ghi nhận lãi sau thuế là 265,5 tỷ đồng, giảm 16,4% so với quý I/2021. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 213 tỷ đồng, giảm 23%; EPS giảm từ 854 đồng còn 658 đồng. Lợi nhuận quý này giảm chủ yếu do PV Trans tăng chi phí lãi vay để đầu tư tàu mới.
HTN: lãi 6 tháng 129 tỷ đồng, thực hiện 49% kế hoạch
-
Hưng Thịnh Incons (HoSE: HTN) - công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp thuộc Tập đoàn Hưng Thịnh - công bố quý II, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế cùng tăng 4%, đạt lần lượt 1.757 tỷ đồng và hơn 86 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp ở mức 10,8%, tăng 2,3 điểm % so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp của Hưng Thịnh Incons luôn giữ ở mức cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành do đơn vị này chủ yếu thi công các công trình trong hệ sinh thái tập đoàn Hưng Thịnh. Lũy kế 6 tháng, công ty đạt doanh thu thuần 3.245 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 129 tỷ đồng, tăng lần lượt 14% và 8%. So với kế hoạch năm, công ty thực hiện 43% doanh thu và 49% lợi nhuận.
LTG: lỗ 46 tỷ đồng quý II
-
Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) công bố BCTC hợp nhất quý II với doanh thu tăng 30% lên 3.547 tỷ đồng. Giá vốn tăng mạnh hơn 34% nên lợi nhuận gộp còn tăng 6% đạt 372 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 12,83% xuống 10,48%. Chi phí tài chính gấp đôi lên 116 tỷ đồng, chi phí quản lý tăng 31% lên 239 tỷ đồng, chi phí quản lý tăng 17% lên 88 tỷ đồng. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, chi phí tài chính tăng cao do lỗ chênh lệch tỷ giá lớn trong chi phí bán hàng tăng do chi phí vận chuyển và xuất khẩu tăng. Biên lợi nhuận gộp giảm cùng chi phí tăng đã khiến công ty nông nghiệp lỗ 46 tỷ đồng quý II, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 47 tỷ đồng. Quý gần nhất doanh nghiệp báo lỗ là quý I/2020 với 38 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần tăng 15% lên 5.893 tỷ đồng, lãi ròng giảm 40% xuống 138 tỷ đồng.
GEX: báo lãi ròng quý II giảm hơn 59%
-
CTCP Thiết bị Điện Gelex (Gelex Electric, UPCoM: GEE) công bố BCTC hợp nhất quý II với doanh thu thuần giảm 15,5% xuống 4.641,8 tỷ đồng. Giá vốn giảm nhiều hơn với 18,7% lên 4.014,7 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tăng 12% lên 627 tỷ đồng. Doanh thu tài chính giảm 71% xuống 42 tỷ đồng chủ yếu do doanh nghiệp không còn khoản cổ tức lợi nhuận được chia trị giá 95,8 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng 56% lên 298,5 tỷ đồng do các hoạt động mở rộng sản xuất và đầu tư; riêng khoản phí lãi vay là 174 tỷ đồng, tăng 55,6% so với cùng kỳ.
-
Ngoài ra, đơn vị còn phát sinh 25 tỷ đồng lỗ nghiệp vụ LME - Hedging. Lỗ chênh lệch tỷ giá 28,5 tỷ đồng, lỗ ròng từ tỷ giá là 14,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi ròng 9,8 tỷ đồng.
-
Do hoạt động tài chính lỗ gấp nhiều lần cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm hơn 59% xuống 90,2 tỷ đồng. EPS 301 đồng, cùng kỳ 1.002 đồng, sau khi số cổ phiếu phổ thông lưu hành bình quân trong kỳ tăng từ 221,9 triệu đơn vị lên 300 triệu đơn vị. Lũy kế 6 tháng, doanh thu 9.261.8 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ. Doanh thu bán thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu tổng doanh thu với 89%, tương đương 4.190,9 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ.
Chúc Quý NĐT ngày giao dịch thành công!